Bài đăng mới

Các thủ tục pháp lý khi xây nhà | Cập nhật pháp lý xây nhà mới nhất 2023


cac-thu-tuc-phap-ly-xay-dung

Để xây nên được một ngôi nhà như mong ước, không phải là chuyện một sớm một chiều. Ngoài chuyện phải thi công xây nhà thì còn phải trải qua một số thủ tục pháp lý nhất định, nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của chủ đầu tư. Chính vì thế, việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết là một điều vô cùng quan trọng cho chủ nhà. Sau đây, xây nhà trọn gói An Phú sẽ thông qua các thủ tục pháp lý quan trọng khi xây nhà mà tất cả các chủ đầu tư nên biết.

1. Tổng quan về các thủ tục pháp lý quan trọng khi xây nhà

Như đã giới thiệu ở trên, việc chuẩn bị đầy đủ và đúng các thủ tục pháp lý khi xây nhà là một điều rất quan trọng. Nếu không làm đúng, sẽ gây ra những trường hợp như công trình đang thi công thì bị bắt tạm ngừng, bị phạt vì không có đầy đủ giấy tờ pháp lý và đặc biệt là bị thiệt hại về tiền rất lớn mà không được pháp luật bảo vệ. Chính vì thế, việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý với các bên cơ quan chức năng của nhà nước, và có hợp đồng rõ ràng với bên thầu xây dựng là điều rất quan trọng khi xây nhà.

cac-thu-tuc-phap-ly-khi-xay-nha
Tổng quan các thủ tục pháp lý khi xây nhà

Vậy các thủ tục pháp lý khi xây nhà là gì? Chuẩn bị nó như thế nào? Sau đây là tổng quan về các thủ tục pháp lý khi xây nhà mà chủ đầu tư không nên bỏ qua:

  • Xin giấy phép xây dựng: đây là việc tiên quyết, nếu không đủ chứng từ pháp lý để xin giấy phép xây dựng thì chắc chắn là không xây nhà được.
  • Thủ tục thông báo khởi công: đây là thủ tục quan trọng cần làm trước khi bắt đầu thi công.
  • Các thủ tục liên quan đến các nhà liền kề: là việc xin phép và được sự chấp thuận của các ngôi nhà liền kề trong quá trình xây dựng
  • Thủ tục hoàn công xây dựng: là giai đoạn cuối cùng quyết định căn nhà xây lên có hợp pháp hay không.

Ngoài các thủ tục pháp lý cần làm để đáp ứng đúng quy định về pháp luật, thì chủ đầu tư cũng phải chú ý đến các vấn đề pháp lý khi ký kết hợp đồng với chủ thầu xây dựng. Dưới đây sẽ là phần đi chi tiết vào các thủ tục đã kể trên.

cac-thu-tuc-phap-ly-khi-xay-nha
Tổng hợp các thủ tục pháp lý khi xây nhà

2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Thủ tục xin giấy phép xây dựng là việc đầu tiên cần làm nếu muốn xây nhà trên mảnh đất của mình. Thủ tục xin giấy phép xây dựng thường khá đơn giản, gồm những hồ sơ chứng từ chứng minh pháp lý đối với quyền sử dụng đất, và bản vẽ thiết kế của căn nhà nhằm đảm bảo căn nhà xây với đúng diện tích, chiều cao do pháp luật quy định. Sau đây là cụ thể các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xin giấy phép xây dựng:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất sử dụng để xây nhà
  • CMND/CCCD của chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản cam kết an toàn đối với nhà liền kề
  • Bản vẽ xin giấy phép xây dựng
  • Đơn xin giấy phép xây dựng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bên trên, có thể mang đến nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép xây dựng tại địa phương, sau đó chờ xét duyệt, và bổ sung giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu. Sau khi nộp xong hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, thì trong thời gian 15 ngày sẽ được cấp giấy phép xây dựng.

Bạn có thể đọc thêm: Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất 2023

ban-ve-thiet-ke-de-xin-giay-phep-xay-dung
Phải có bản vẽ thiết kế để xin giấy phép xây dựng

3. Thủ tục thông báo khởi công

Thủ tục thông báo khởi công là thủ tục pháp lý cần làm để thông báo với cơ quan chính quyền địa phương về việc thi công xây dựng nhà ở trong khu vực. Điều này nhằm đảm bảo tuân theo quy định của nhà nước đồng thời để cung cấp thông tin cho việc quản lý của chính quyền địa phương. Hồ sơ để thông báo thủ tục khởi công bao gồm:

  • Bản sao giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ xin phép xây dựng
  • CCCD/CMND của chủ nhà
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ nhà
  • Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị nhận thầu
  • Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình
  • Quyết định bổ nghiệm chỉ huy trưởng công trình
  • Giấy tờ khác do UBND địa phương yêu cầu

Thường thì trong 1 tuần sau khi nộp hồ sơ giấy tờ thông báo khởi công công trình xây dựng sẽ được UBND địa phương giải quyết và thông qua. Sau khi được thông qua, công trình sẽ được khởi công vào đúng ngày như đã xin phép.

Có thể bạn quan tâm: Những công tác cần thực hiện khi bắt đầu khởi công xây nhà

thong-bao-khoi-cong
Thông báo khởi công là thủ tục pháp lý cần làm trước khi xây nhà

4. Thủ tục cần làm với các hàng xóm nhà liền kề

Theo quy định của pháp luật, thì chủ đầu tư chỉ cần làm một đơn đảm bảo đối với nhà liền kề để có thể xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế, đặc biệt là đối với những căn nhà xây liền kề nhau, để đảm bảo không gây xích mích với hàng xóm, gây đến chuyện tranh cãi làm gián đoạn chuyện thi công sau này, thì đây là một số thủ tục hay điều mà chủ đầu tư nên làm trước khi thi công:

  • Thông báo trước với các hàng xóm liền kề, có lối đi chung về việc xây nhà
  • Thỏa thuận và xin phép về những tiếng ồn trong quá trình xây dựng
  • Thỏa thuận và xin phép về việc sử dụng lối đi chung cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng
  • Thỏa thuận về việc bồi thường(nếu có) khi xảy ra các vấn đề khác khi xây dựng

Trong thực tế, khi xây nhà các chủ đầu tư thường không để ý đến việc này, dẫn đến việc thường xuyên sảy ra mâu thuẫn với hàng xóm khi xây dựng, dẫn đến việc bị gián đoạn trong quá trình xây dựng.

thu-tuc-voi-hang-xom-nha-lien-ke
Báo trước và thông qua mọi việc với hàng xóm và các nhà liền kề để tạo tính thiện chí, khiến việc xây nhà diễn ra suôn sẻ hơn

5. Thủ tục hoàn công khi xây nhà

Thủ tục hoàn công là thủ tục pháp lý rất quan trọng, nó quyết định việc căn nhà xây lên có được công nhận là hợp pháp hay không và có được cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) hay không. Trong trường hợp xấu nhất, ngôi nhà phải được sửa lại sao cho đúng nhất để có thể xin được giấy phép hoàn công. Sau đây là các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục hoàn công:

  • Giấy phép xây dựng
  • Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và bên nhận thầu(nếu có)
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Báo cáo về kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có)
  • Văn bản thỏa thuận, chấp nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền(nếu có)

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ giấy tờ bên trên, chủ nhà tiến hành nộp ở UBND quận, huyện và chờ kết quả. Sau khi có kết quả thông qua, thì nhà ở sẽ được xem là đã đăng ký hoàn công và được phép đưa vào sử dụng.

Bạn có thể đọc thêm: Thủ tục hoàn công là gì? Những trường hợp được miễn thủ tục hoàn công

thu-tuc-hoan-cong-khi-xay-nha
Thủ tục hoàn công khi xây nhà là bước cuối cùng đến với một ngôi nhà hoàn chỉnh, được công nhận là tài sản gắn liền với đất cho gia chủ

6. Các thủ tục pháp lý liên quan đến bên thầu xây dựng

Đến đây bạn có thể nghĩ, nếu đã hoàn thành xong các thủ tục pháp lý với nhà nước rồi thì chắc là đã xong rồi. Tuy nhiên, chúng ta còn các thủ tục pháp lý liên quan trực tiếp đến lợi ích và tiền bạc của bạn khi xây nhà, đó chính là các thủ tục pháp lý với bên nhà thầu.

Thường thì các thủ tục pháp lý này bao gồm các hợp đồng chi tiết về thiết kế, thi công và các điều khoản quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của chủ đầu tư. Vậy nên đây cũng là một phần thủ tục pháp lý quan trọng không kém.

Sau đây là những điều mà các chủ đầu tư nên chú ý khi ký kết hợp đồng với nhà thầu:

  • Đảm bảo hợp đồng bao gồm tất cả các hạng mục hai bên đã thỏa thuận và đồng ý
  • Hợp đồng phải ghi rõ và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong các trường hợp khác nhau
  • Việc báo giá cho các hạng mục thiết kế và thi công phải được làm rõ và chi tiết ra một bảng riêng như một phần đính kèm của hợp đồng chính
  • Hợp đồng phải có đầy đủ các quy định về bảo trì và bảo hành, cũng như các trường hợp bồi thường
  • Ngoài ra, các hồ sơ giấy tờ liên quan đến quá trình khảo sát và nghiệm thu công trình cũng phải được nhà thầu đảm bảo và chuẩn bị đầy đủ.

Việc đảm bảo các thủ tục pháp lý liên quan với bên nhà thầu chính là việc làm cần thiết để đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư. Chính vì vậy đây cũng là một phần quan trọng trong các thủ tục pháp lý cần thiết.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Các loại hồ sơ và hợp đồng cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại An Phú

thu-tuc-phap-ly-voi-ben-thau-xay-dung
Các thủ tục pháp lý quan trọn với bên thầu xây dựng

7. Xây nhà trọn gói An Phú đảm bảo mọi thủ tục pháp lý từ A – Z cho chủ đầu tư

Như đã thông qua ở phần bên trên, các thủ tục pháp lý thường khá nhiều và rắc rối, đòi hỏi sự chuẩn bị trước và hiểu biết về pháp luật, nên đây thường là một vấn đề nhức nhối mà các chủ đầu tư gặp phải khi xây nhà. Chính vì thế, xây nhà trọn gói An Phú sẽ cung cấp và hỗ trợ việc làm các thủ tục pháp lý từ A – Z cho các chủ đầu tư khi sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói của chúng tôi.

Đọc thêm: QUY TRÌNH XÂY NHÀ TRỌN GÓI TẠI AN PHÚ | QUY TRÌNH XÂY NHÀ TỪ A – Z

an-phu-dam-bao-cac-thu-tuc-phap-ly-tu-a-z
An Phú đảm bảo các thủ tục pháp lý cho khách hàng từ A - Z

Với nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật của ngành xây dựng, xây nhà trọn gói An Phú có thể đảm bảo với các chủ đầu tư rằng mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc xây nhà, chúng tôi có thể giúp khách hàng thông qua một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến hợp đồng và hồ sơ giấy tờ khác, xây nhà trọn gói An Phú cũng sẽ chuẩn bị và cung cấp đầy đủ cho khách hàng, đảm bảo hết tất cả các vấn đề về pháp lý.

Vậy nên, nếu các chủ đầu tư đang có nhu cầu **thiết kế, thi công xây nhà trọng gó**i, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí về mọi vấn đề mà chủ đầu tư đang thắc mắc và nhận báo giá sơ bộ ngay trong ngày hôm nay.

Bạn cũng có thể tham khảo qua bảng báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại đây

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ – KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG



TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ